Hẳn các bạn ai cũng từng nghe về ngành Logistics là một ngành quan trọng, một ngành khát nhân lực, một ngành “hot” nhất hiện nay. Và vì thế, hàng loạt trường học và trung tâm đào tạo ra đời với đa dạng các khóa học, kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và người học, với những câu marketing bay bướm như: “Thu nhập khủng”, “Lương ngành Logistics hàng ngàn USD”, “Mức lương lãnh đạo từ 3.000 – 7.000 USD/tháng” …
Nhưng thực tế như thế nào? Hãy cùng Mr. Lô tìm hiểu qua các báo cáo uy tín nhất hiện nay về Lương ngành Logistics tại Việt Nam nhé.
1. Báo cáo lương 2016 của Jobstreet
Là một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại Châu Á, Jobstreet mỗi ngày đăng tải hàng trăm vị trí mới trong ngành Logistics, Xuất Nhập Khẩu và Chuỗi cung ứng. Vì thế, đây sẽ là một thước đo đáng tin cậy cho các vị trí thường gặp trong ngành Logistics.
Có thể thấy, đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành logistics có thể dao động từ 5-9 triệu/tháng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ hiện vẫn đang trả lương thấp hơn hay nhỉnh hơn mức này, tùy vào trách nhiệm của từng vị trí.
Mức lương này tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ 8.5 đến 13 triệu/ tháng. Theo báo cáo của Jobstreet, khi đã lên đến mức quản lý trong ngành Logistics thì lương của bạn sẽ dao động đến 23 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, thường các vị trí Quản lý Logistics, Xuất nhập khẩu và Chuỗi cung ứng sẽ có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15-23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80-100 triệu/tháng.
Và thường các vị trí trả lương cao sẽ đăng tuyển ở mức “Thương lượng”, “Cạnh tranh” hoặc sử dụng các kênh tuyển dụng khác ngoài Jobstreet, nên chúng ta có thể tự tin rằng mức lương tối đa không chỉ như số liệu mà Jobstreet cung cấp, chẳng hạn như số liệu từ 2 bảng lương của Adecco và Robert Walters ở dưới.
Tất cả sự khác biệt này phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn và nhu cầu, khả năng của công ty.
Link download full Jobstreet 2016 Salary report
2. Adecco Vietnam Salary Guide 2017
Adecco, trụ sở tại Zurich, Thụy Sỹ, là công ty hàng đầu thế giới về giải pháp nhân sự. Nằm trong danh sách Fortune 500, hiện chi nhánh tại Việt Nam đang đảm nhận trách nhiệm tuyển dụng nhiều vị trí trong ngành Logistics cho các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam, hãy cùng xem mức lương mà các tập đoàn lớn sẵn sàng trả cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong Logistics nhé:
Link download full Adecco Vietnam Salary Guide 2017
3. Robert Walters Vietnam Salary Survey 2016
Được thành lập từ năm 1985, Robert Walters nổi tiếng trong lĩnh vực tuyển dụng, đặc biệt là các vị trí cấp cao trong các tập đoàn. Cũng như Adecco, báo cáo của Robert Walters sẽ phản ánh mức lương mà các tập đoàn sẵn sàng trả cho nguồn nhân lực chất lượng cao Logistics. Báo cáo dưới tính theo USD/ năm.
Link download full Robert Walters Vietnam Salary Survey 2016
4. Tóm lại
Nhìn chung, 3 bảng lương trên cho bạn thấy một cái ngành chung nhất về lương ngành Logistics hiện nay. Tuy nhiên, mức lương sau này của bạn sẽ hoàn toàn tùy vào khả năng của bạn và công ty.
Một số yếu tố các bạn có thể tham khảo thêm như:
– Các khoảng thu nhập khác ngoài lương: Thưởng, trợ cấp hàng tháng …
– Quốc gia công ty mẹ sở hữu: Âu – Mỹ thường là lựa chọn số một với mức lương căn bản cao, tuy nhiên các chủ sở hữu Châu Á lại có lợi thế về trợ cấp và thưởng.
– Theo địa bàn hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp thường dựa trên mức sống của trụ sở để làm cơ sở tính lương, vì thế lương của các khu vực có thể khác nhau tùy vào chi phí sinh hoạt tại đó.
– …
Hy vọng bài viết cung cấp được cho bạn một cái nhìn tổng quan về lương ngành Logistics mà mình đang theo đuổi. Chúc các bạn thật nhiều may mắn trong con đường sự nghiệp.