Cách nhìn chính về các hoạt động trong chuỗi cung ứng

Có 2 cách nhìn chính về các hoạt động trong chuỗi cung ứng:

  • Cycle view: Chuỗi các chu trình khép kín
  • Push/Pull view: Gồm 2 dạng. Push dựa trên những dự báo về nhu cầu của khách hàng và Pull dựa trên đơn đặt hàng của người mua.

1.Cycle view :

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng được chia thành 4 chu trình lớn:

  • Chu trình đặt hàng của người mua (Customer Order Cycle)
  • Chu trình làm đầy lại kho (Replenishment Cycle)
  • Chu trình sản xuất (Manufacturing Cycle)
  • Chu trình thu mua (Procument Cycle)

Mỗi chu trình lớn được chia được cầu thành 6 bước nhỏ:

  • Bước 1 của nhà cung cấp: quảng cáo sản phẩm (Supplier stage: markets product)
  • Bước 2 của người mua: Đặt hàng sản phẩm (Buyer stage: place order)
  • Bước 3 của nhà cung cấp: Nhận đơn hàng (Supplier stage: receives order)
  • Bước 4 của nhà cung cấp: Giao hàng hóa (Supplier stage: supplies order)
  • Bước 5 của người mua: Nhận hàng hóa (Buyer stage: receives supply)
  • Bước 6 của người mua: Gửi trả những sản phẩm tái chế được cho nhà cung cấp hoặc bên thứ 3 (Buyer returns reverse flows to supplier or third party)

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

2. Push/Pull view:

Các hoạt động chính trong một chuỗi cung ứng có thể được chia làm 2 dạng chính: Push và Pull.

Dạng Push:

  • Dựa vào những dự báo về nhu cầu của khách hàng.
  • Được áp dụng ở những thị trường khi không nắm bắt rõ thị hiếu người mua.

Dạng Pull:

  • Dựa vào yêu cầu mua hàng của người mua.
  • Được áp dụng ở những thị trường đã nắm rõ thị hiếu của khách hàng.

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Mô hình các hoạt động Push/Pull trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Quản lý chuỗi cung ứng – Thiết kế, hoạch đinh và vận hành – Peter Meindl

Các hoạt động nằm trước hành động “người mua đặt hàng” được gọi là Push Process.

Các hoạt động nằm sau hành động “người mua đặt hàng” được gọi là Pull Process.

Trong thực tế, một công ty có thể có đồng thời những hoạt động Push và Pull process.

Ví dụ: Push/Pull view của công ty Dell

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Mô hình các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng của công ty Dell

Nguồn: Quản lý chuỗi cung ứng – Thiết kế, hoạch đinh và vận hành – Peter Meindl

Hình ảnh trên cho ta thấy toàn cảnh các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng của công ty Dell:

  1. Cách nhìn Cycle view: có 2 chu trình lớn “người mua đặt hàng và nhà máy lắp ráp” và “thu mua nguyên vật liệu”.
  2. Cách nhìn Push/Pull: 
  • Các hoạt động “người mua đặt hàng và nhà máy lắp ráp” là Pull process vì chỉ khi người mua đặt hàng thì nhà máy mới bắt đầu lắp ráp, sản xuất và giao cho khách hàng.
  • Các hoạt động “thu mua nguyên liệu” là Push process vì các hoạt động đó được thực hiện trước khi người mua đặt hàng và công ty Dell thực hiện dựa trên dự báo nhu cầu khách hàng.

Khi thực hiện chiến lược trên, công ty Dell đã chấp nhận mất điểm ở phần có sẵn hàng hóa khi khách hàng yêu cầu nhưng bù lại công ty Dell đã lấy điểm ở phần dịch vụ khách hàng thông qua việc cung cấp chính xác sản phẩm khách hàng yêu cầu. Thêm vào đó, công ty Dell đã tiết kiệm phần lớn chi phí tồn kho thành phẩm, quản lý kho thành phẩm. Chính sự tiết kiệm này đã mang lại lợi nhuận cho công ty.

CÁCH NHÌN VĨ MÔ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG:

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Nguồn: Quản lý chuỗi cung ứng – Thiết kế, hoạch đinh và vận hành – Peter Meindl

Có 3 mảng chính thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, doanh nghiệp với khách hàngnội bộ doanh nghiệp :

1. SRM (Supplier relationship management)

  • Quản lý những hoạt động giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
  • Sắp xếp và quản lý nguồn cung cấp cho sản phẩm và dịch vụ.
  • Những hoạt động đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, thương thuyết về các vấn đề liên quan việc cung cấp, nhà cung cấp,….

2. ISCM ( Internal Supply Chain Management)

  • Quản lý những hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp.
  • Đảm bảo những hoạt động của CRM, SRM diễn ra đúng hạn và với chi phí thấp.
  • Những hoạt động lên kế hoạch về địa điểm và kích cỡ kho, đưa ra quy định về tồn kho,…

3. CRM (Supplier relationship management)

  • Quản lý những hoạt động giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, quản lý đặt hàng và giám sát đơn đặt hàng.
  • Những công việc như quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi,..