Xin chào các bạn,
Hẳn là qua bài viết Giới thiệu về ISE Academic Club – Đại học Quốc Tế TP.HCM vừa qua, cộng đồng logistics cũng đã có thể dễ dàng hình dung ra IAC là CLB như thế nào rồi phải không?
Để tiếp nối bài viết trước, ngày hôm nay, IAC sẽ cùng các đi qua 2 lĩnh vực hoạt động chính của ISE Academic Club nhé!
Đó là:
Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp
Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP (KTHTCN) LÀ GÌ ?
Chức năng của ngành Kỹ Thuật Hệ Thống Công nghiệp là giải quyết các vấn đề trong sản xuất và cơ sở dịch vụ nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra và giảm chi phí sản xuất, vận hành qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
KTHTCN sẽ vận dụng các mô hình toán học (mathematical model), máy tính, kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường và hành vi con người để đưa ra các giải pháp tối ưu cho các hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ.
“Là một chuyên ngành kỹ thuật, KTHTCN có nhiều điểm chung với các ngành kỹ thuật khác như cũng nhắm tới mục tiêu tăng cường năng suất và chất lượng, cùng dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ. Tuy nhiên KTHTCN khác với các ngành kỹ thuật khác ở một số điểm như: năng suất và chất lượng mà KTHTCN nhắm tới là ở cấp hệ thống, không phải ở cấp trang thiết bị và công nghệ, KTHTCN còn phải dựa trên cơ sở khoa học về con người cũng như giao tiếp giữa máy móc thiết bị với con người để đảm bảo tính ổn định, tính bền vững của năng suất và chất lượng trên quy mô hệ thống” – theo Logistics4vn
(Nguồn: https://logistics4vn.com/nganh-ky-thuat-he-thong-cong-nghiep-la-gi/ )
LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ ?
Mục đích chính của ngành logistics là tối ưu hóa việc vận chuyển hàng từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng
Chức năng của ngành Logistics không chỉ là vận chuyển mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa.
Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng của CSCMP: “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.”
(Nguồn: https://cscmp.org/about-us/supply-chain-management-definitions )