Khi phân loại theo quyền sở hữu hàng hóa thì kho hàng có thể chia thành hai loại chính kho riêng và kho công cộng. Mỗi loại kho đều có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về hai loại kho hàng này.
1. Kho riêng
Kho riêng được xây dựng và thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh để lưu trữ các sản phẩm đã sản xuất của mình. Do kho riêng thường cần một khoản chi phí khá lớn trong việc xây dựng và duy trì nên số lượng chúng khá ít. Hầu hết, chỉ có những nhà sản xuất và kinh doanh lớn mới có khả năng xây dựng và duy trì hoạt động của kho.
Những điểm mạnh của việc xây dưng kho riêng:
a) Mức độ kiểm soát cao
Từ việc kiểm soát hàng tồn kho, không gian sử dụng tối ưu, bảo trì thiết bị, dòng nguyên liệu nội bộ, thói quen quản lý, giám sát và kiểm soát chi phí liên quan, các công ty có thể kiểm soát trực tiếp và theo dõi một cách rõ ràng các sản phẩm cho đến khi chúng được giao tận tay cho khách hàng. Vì vậy, điều này sẽ cho phép các công ty để tích hợp các chức năng kho dễ dàng hơn vào toàn bộ hệ thống logistics của mình.
b) Tính linh hoạt
Với việc kiểm soát nhiều hơn nên kho riêng có tính linh hoạt cao hơn về thiết kế và vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các đặc tính của sản phẩm. Điều này có nghĩa rằng các công ty chuyên môn hóa về một loại sản phẩm sẽ không xem kho công cộng là một phương án khả thi. Ngoài ra, các kho riêng cũng có thể được thay đổi thông qua việc mở rộng hoặc cải tạo lại tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi sản phẩm.
c) Ít tốn kém trong dài hạn
Xét về lâu dài chi phí vận hành có thể thấp hơn từ 15 đến 25% nếu công ty sử dụng xuyên suốt hoặc tận dụng kho tốt.
d) Tận dụng tốt nguồn nhân lực
Công ty có thể quan tâm nhiều hơn đến nguồn nhân lực trong kho và có thể sử dụng các chuyên gia kĩ thuật chuyên môn trong lĩnh vực của mình.
e) Lợi ích về thuế
Có phụ cấp khấu hao trên các tòa nhà và các thiết bị làm giảm thuế phải nộp.
f) Những lợi ích vô hình
Khi một công ty phân phối các sản phẩm của mình thông qua kho riêng, điều này mang lại cho khách hàng cảm giác của động kinh doanh của công ty diễn ra thường xuyên và liên tục. Các khách hàng có thể cảm nhận các công ty như một nhà cung cấp ổn định, đáng tin cậy và lâu dài của sản phẩm.
Những hạn chế của kho riêng
a) Thiếu sự linh hoạt
Điểm hạn chế lớn nhất của kho riêng là khá tốn kém bởi vì kích thước và chi phí cố định. Điều này có nghĩa là trong ngắn hạn các kho riêng không thể mở rộng hay thu hẹp để đáp ứng sự tăng, giảm của nhu cầu. Do đó khi nhu cầu thấp công ty phải chịu chi phí cố định cũng như là giảm năng suất dẫn đến việc không tận dụng hết không gian kho. Tuy nhiên công ty có thể hạn chế điều này bằng việc cho thuê một phần kho. Bên cạnh đó Kho riêng còn mất đi sự linh hoạt về lựa chọn vị trí chiến lược. Chúng không thể thay đổi nhanh trước những biến động nhanh chóng của thị trường về kích thước, vị trí, thị hiếu. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sẽ đánh mất đi cơ hội kinh doanh của mình.
b) Chi phí cơ hội cao (Rủi ro cao)
Tỷ lệ hoàn vốn trên khoản đầu tư khác có thể lớn hơn nếu số tiền đầu tư cho kho được chuyển thành cơ hội lợi nhuận tạo ra khác. Bên cạnh đó, còn có một rủi ro tiềm ẩn đó là không thể bán các kho riêng trong khoảng thời gian sau khi kho được thiết kế và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu.
c) Tỷ lệ về lợi nhuận thấp
Vì tỷ lệ lợi tức giống như các khoản đầu tư khác của công ty nên hầu hết các công ty tìm thấy sự thuận lợi khi sử dụng sự kết hợp kho công cộng và riêng. Kho riêng được sử dụng tốt nhất để xử lý các mức độ hàng tồn kho cơ bản yêu cầu cho hoạt động logistics với chi phí thấp nhất trong các thị trường nơi mà khối lượng hàng hóa chứng minh cho quyền sở hữu. Mặt khác, có thể bổ sung bất kỳ khối lượng hàng hóa nào để lưu trữ trong các kho công cộng chúng trong thời gian cao điểm nơi mà các kho riêng đã đầy.
d) Chi phí khởi điểm cao
Các doanh nghiệp phải có đủ nguồn vốn để xây dựng hoặc mua một nhà kho. Một kho riêng thường là một đầu tư mạo hiểm dài hạn. Hơn nữa, còn có chi phí phát sinh cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên, và mua sắm các thiết bị xử lý nguyên vật liệu. Chi phí cao liên quan có thể buộc các công ty phải xem xét nghiêm túc kho công cộng như là một sự lựa chọn tốt hơn.
2) Kho công cộng
Kho công cộng là những kho thường được mở cửa rộng rãi cho mọi người. Hầu hết các tổ chức kinh doanh, đặc biệt là công ty với quy mô vừa và nhỏ, không đủ khả năng để có kho riêng của mình do những hạn chế về vấn đề tài chính. Những kho công cộng được sở hữu bởi một cá nhân hay một số cơ quan nào đó mà mục tiêu chính là thông qua việc cung cấp cơ sở lưu trữ nhằm thu về một số khoản phí hay chi phí nhất định.
Kho công cộng rất hữu ích cho các doanh nghiệp vì những kho này thường nằm gần các tuyến đường sắt hoặc đường chính để cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng. Hàng hóa nằm trong kho có thể được thế chấp cho các ngân hàng và tổ chức tài chính khác để nhận được hỗ trợ tài chính và cho vay.
Kho công cộng đảm bảo an ninh tốt hơn đồng thời xử lý và bảo quản hàng hóa trên các thiết bị cơ khí mới nhất. Hàng hóa có thể được dán nhãn, phân loại và đóng gói trong các kích cỡ mong muốn trong kho.
Những điểm mạnh của kho công cộng
a) Vốn đầu tư ban đầu gần như bằng 0
Một điểm cộng của kho công công là hầu như không sử dụng vốn (ví dụ vốn cho việc thuê mua đất đai, các thiết bị và chi phí khởi động các hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân sự)
b) Cung cấp khả năng để mở rộng thị trường
Đối với các công ty đang mở rộng, các kho công cộng cung cấp các phương tiện kinh tế và thực tiễn để tiếp cận các thị trường mới.
c) Điều chỉnh cho mùa vụ
Nếu hoạt động của doanh nghiệp có tính thời vụ, kho công cộng cho phép người sử dụng thuê thêm nhiều không gian kho hàng trong mùa cao điểm. Hơn nữa, chi phí lưu trữ trong kho công cộng luôn gắn liền trực tiếp với sự thay đổi khối lượng lưu trữ nên đây còn là một lợi thế khác biệt của kho công cộng.
d) Giảm rủi ro (chi phí cơ hội thấp)
Vì không có sự cam kết về các khoản tiền thu nhập cho vào kho, công ty sử dụng có thể chuyển sang cơ sở khác trong một khoảng thời gian ngắn, thường là trong vòng 30 ngày. Hơn nữa, nếu có một vị trí hấp dẫn với một giá thuê thấp hơn, các công ty sử dụng có thể dễ dàng chuyển đổi kho.
e) Tài chính linh hoạt hơn
Do hợp đồng thuê kho dài hạn thường kèm một trách nhiệm rất lớn điều này sẽ làm xuất hiện chi phí cơ hội rất lớn về thay đổi nhà kho khi điều kiện kinh doanh thay đổi. Như vậy, kho công cộng là tốt hơn vì nó chỉ tồn tại trên một hợp đồng và các cam kết mang tính ngắn hạn
f) Lợi thế về Thuế
Vì kho công cộng không phải là tài sản, nên các doanh nghiệp sử dụng không phải là đối tượng chịu thuế.
g) Kiến thức cụ thể về chi phí cho việc lưu trữ và xử lý
Khi một công ty sử dụng một kho công cộng, họ biết chính xác bao nhiêu nhiêu tiền chi cho việc lưu trữ và chi phí xử lý thông qua các hóa đơn hàng tháng. Điều này cho phép người sử dụng để dự báo chi phí cho từng mức độ khác nhau của hoạt động. Mặt khác, các doanh nghiệp có kho riêng thường cảm thấy khó khăn để xác định các chi phí cố định và biến đổi một cách chính xác.
Một số hạn chế của kho công cộng.
a) Vấn đề truyền thông
Có một vấn đề tiềm ẩn trong việc tương thích giữa các thiết bị đầu cuối của máy tính và hệ thống. Kho công cộng có thể không có một thiết bị đầu cuối chỉ để phù hợp với nhu cầu của một khách hàng riêng biệt. Do đó, việc thiếu tiêu chuẩn hóa trong các thỏa thuận hợp đồng làm cho vấn đề giao tiếp truyền thông trở nên khó khăn hơn.
b) Thiếu các dịch vụ chuyên sâu
Không gian và dịch vụ chuyên môn cần thiết không phải lúc nào cũng luôn có sẵn ở một vị trí cụ thể trong kho. Hầu hết các kho công cộng được thiết kế để phù hợp với các dịch vụ cơ bản phù hợp với số đông hơn là các dịch vụ chuyên sâu.
c) Không gian có thể không có sẵn
Không gian kho công cộng có thể không có sẵn tại một nơi khi mà công ty có nhu cầu. Việc thiếu không gian có thể xảy ra ở một số nơi, nhất là trong mùa cao điểm, và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động công ty.