Nổi bật trước hàng ngàn đối thủ để chiếm lấy công việc mơ ước

20.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm và ít nhất hàng trăm CV được gửi đến mỗi tin đăng tuyển việc làm. Đó là những gì bạn phải đối mặt & cạnh tranh khi ứng tuyển việc làm sau khi ra trường. Cùng chiếm lấy công việc mơ ước đó qua 3 bước cùng Mr. Lô

Bước 1 – Một CV “chuẩn”

Tưởng tượng bạn đang là một người bán hàng, sản phẩm bạn có gồm: kỹ năng, năng lực, học vấn, kinh nghiệm… ở một ngành nghề nhất định. Khách hàng của bạn là những nhà tuyển dụng khó tính, và những thị trường “màu mỡ” nhất chắc chắn là những nơi cạnh tranh khốc liệt nhất. Cách gửi lời chào hàng – viết CV – là nghệ thuật khởi đầu để làm nổi bật bản thân và chinh phục trái tim khách hàng – nhà tuyển dụng, giúp bạn giành lấy chiếc vé cho buổi gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp.

Khi chưa chuẩn bị được cho mình một bản CV “chuẩn”, đừng bao giờ nghĩ đến buổi phỏng vấn.

Vậy bắt đầu viết CV từ đâu?

“Mẫu CV” là câu trả lời cho bạn. Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn bạn đã quá quen với những bài văn mẫu, bài giải mẫu,… giúp bạn hiểu và nắm bắt được cách làm một bài văn hay giải một bài toán. CV mẫu cũng như vậy, đó là một “tài liệu tham khảo” vô cùng hữu ích cho bạn khi viết CV. Các mẫu CV sẽ vạch sẵn ra cho bạn xem trong một CV nên có những phần nào, phần nào. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về cách viết CV thì đây sẽ là cách nhanh nhất để bạn tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng về CV.

http://design.bi/wp-content/uploads/2014/03/free-resume-hloom-600x393.jpg

Tuy nhiên các bạn trẻ ngày nay đã quá lạm dụng những mẫu CV ở các trang đầu Google hoặc từ các trang viết CV online như TopCV khiến các nhà tuyển dụng ngán ngẫm khi cứ gặp “bình mới rượu cũ”.

Để giải quyết vấn đề “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” này, bạn hãy tham khảo kho CV hoàn toàn miễn phí tại Hloom: http://hloom.wpengine.com/resumes/ . Với hàng trăm mẫu CV dạng word khác nhau, đây là một phương án hoàn hảo, vừa giúp bạn khác biệt với đám động vừa tạo dấu ấn cá nhân của bạn so với hàng trăm CV tự động khác.

Và những nội dung gì cần đưa vào CV?

Theo một cuộc khảo sát những người làm nhân sự, những yếu tố được nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV của ứng viên bao gồm:

– 45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan.
– 35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng.
– 25%: Dễ đọc.
– 16%: Thành tích.
– 14%: Ngữ pháp và chính tả.
– 9%: Học vấn.
– 9%: Khao khát thành công.
– 3%: Có mục tiêu rõ ràng.
– 5%: Những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân…

Dễ hiểu khi kinh nghiệm (experiences), kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skills) vẫn là bộ ba yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn, vượt lên hẳn so với những yếu tố như thành tích hay học vấn. Chắc bạn đã hiểu mình phải tìm cách highlight gì ở trong CV của mình rồi chứ?

http://basicjobapplication.org/wp-content/uploads/2016/09/good-cv-examples-for-first-job-resume.jpg

Bất ngờ ở đây là bên cạnh nội dung, thì hai phần của hình thức là dễ đọc và ngữ pháp – chính tả chiếm vị trí rất cao. Lý do rất đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ hiểu cái cách bạn cẩn thận với bản CV của mình cũng chính là cách bạn sẽ cẩn thẩn và tận tụy như vậy trong công việc.

Như vậy đầu tư vào nội dung của một bản CV là quan trọng, nhưng hình thức của nó cũng quyết định không nhỏ đến thành công của bạn đấy.

Bước 2 – Một email ứng tuyển chuyên nghiệp

Sau khi đã hoàn tất CV “chuẩn” như trên, bạn đã sẵn sàng để gửi lời chào hàng tới khắp mọi miền. Điều quan trọng ở đây là hàng ngày nhà tuyển dụng nhận được có khi đến hàng trăm thư chào hàng khác nhau. Điều gì sẽ giúp thư của bạn không bị vứt sọt rác trong 3 giây?

Dòng chủ đề (Subject Line)

Đừng quên để dòng chủ để ở email của bạn. Nếu bạn quên điều này thì email của bạn thậm chí có thể không được xem. Hãy chắc chắn bạn bao gồm công việc bạn ứng tuyển ở dòng tiêu đề. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy rõ ví trí bạn đang quan tâm, càng cụ thể về điều này thì email của bạn càng có cơ hội được xem cao hơn.

Ví dụ về tiêu đề mail:
– Ứng tuyển nhân viên kế toán-Nguyễn Văn A
– Ứng tuyển cho vị trí nhân viên bán hàng
– Hỏi về công việc- Nguyễn Văn A

Nội dung email

Nếu bạn đã có tên của người liên lạc cụ thể, hãy viết lời chào đầu thư là Dear Mr/Ms tên của họ (ví dụ Dear Mr Minh,). Nếu bạn không có tên của người bạn gửi mail tới, bạn có thể viết Dear Hiring Manager. Bạn có thể xem yêu cầu gửi hồ sơ ứng tuyển tới địa chỉ nào ở tin tuyển dụng để có lời chào phù hợp.

http://www.burtonboltonrose.co.uk/wp-content/uploads/2015/04/Email-Example-1.jpg

Và tiếp theo là phần quyết định cho cả email ứng tuyển. Đảm bảo trả lời được 3 câu hỏi sau thì người tuyển dụng mới tiếp tục mở xem CV của bạn:
1. Bạn là ai?
2. Bạn ứng tuyển vị trí gì?
3. Bạn thích hợp với công việc như thế nào/ tại sao nhà tuyển dụng phải bỏ thêm thời gian để tìm hiểu về bạn?

Chữ ký email

Chữ ký là một trong những phần quan trọng trong email của bạn. Chữ ký giúp người đọc mail biết bạn là ai và giúp họ liên lạc với bạn một cách dễ dàng. Một email signature được đặt ở cuối mỗi email và bao gồm tên, địa chỉ, email, số điện thoại…

Sau đây là hướng dẫn cách tạo email signature ở gmail:

– Trong gmail của bạn Click vào Settings
– Đi tới General
– Kéo xuống ở mục Signature

Gõ phần chữ ký ở text bao gồm họ tên, địa chỉ, email, số điện thoại, địa chỉ linkedin(nếu có). Hoặc họ tên, ngành học, trường học,email, số điện thoại. Chữ ký email tốt nhất không nên quá 5 dòng.

Bước 3 – Một buổi phỏng vấn thành công

Nếu đã được mời phỏng vấn. Xin chúc mừng bạn! Hiện bạn đã vượt qua được hàng chục, thậm chí là hàng trăm đối thủ khác để vào thẳng vòng play-off. Để chuẩn bị thật kỹ cho buổi họp này, Mr. Lô xin gửi tặng đến bạn quyển ebook “Cẩm nang sống còn khi đi xin việc” tại đây: https://goo.gl/jAQiQ7 bao gồm tất cả những gì bạn phải làm trước, trong và sau mỗi buổi phỏng vấn.

Chúc bạn thành công trong con đường sự nghiệp sắp tới.