Thị trường thuê ngoài Đông Nam Á

Nhiều khu vực trên thế giới hiện đang khá sôi động trước thị trường thuê ngoài ở lĩnh vực logistics, đặc biệt nhất là Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Những khu vực còn lại vẫn đang phát triển nhưng mang tính chất liên vùng hơn là tập trung chỉ trong một khu vực như hai vùng trên.

Các yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường thuê ngoài logistics này phần lớn nhờ vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế phân hóa theo thời gian, sự hiện diện của các tổ chức trực tuyến, nâng cao nhận thức của khách hàng. Tất cả những yếu tố trên đẩy đến nhu cầu chiến lược về yếu tố hỗ trợ cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin một cách linh hoạt và hiệu quả hơn hiện tại.

Mặt khác, sự mất mát trong ngành, việc vận chuyển kém chất lượng, các quy định riêng của địa phương và khu vực cũng như các thiếu sót về tính toán thuê ngoài lâu dài chính là một số yếu tố ngăn cản sự tăng trưởng của thị trường này.

Thị trường thuê ngoài của logistics bao gồm những quá trình hoặc hoạt động dưới một hợp đồng. Tại đây, nhà quản lý chuỗi cung ứng bên thứ ba sẽ đảm nhận các chức năng như cross-docking, lưu trữ hàng hóa, quản lý kho bãi và vận chuyển thay cho công ty chính.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà phân phối và các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng khác. Những dịch vụ này thường được tích hợp và sử dụng chung để cung cấp sự tiện lợi tối đa cho người dùng đầu cuối. Quyết định sử dụng dịch vụ thuê ngoài bởi công ty mẹ thường dựa vào quy mô công ty, tình hình của ngành logistics và lợi ích kinh tế chung của dịch vụ này đem lại.

Chi tiết hơn, ngành thuê ngoài trong logistics bao gồm quản lý tài nguyên, chuỗi cung ứng, quá trình phân phối, đóng gói và các kênh phân phối chính. Các trang web kinh doanh trực tuyến và cửa hàng truyền thống là những mục tiêu rất cần dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, đúng giờ được cung cấp bởi hình thức thuê ngoài này.

Những lợi thế đặc biệt mà thị trường thuê ngoài logistics mang lại cho các DN bao gồm: cải thiện năng suất của nhà cung cấp nhờ vào công nghệ thông tin tiên tiến, chuyên môn hóa các hoạt động, tập trung vào năng lực cốt lõi và tăng trưởng đồng bộ hơn. Tuy nhiên, thiếu kiểm soát trong hoạt động giám sát và các rủi ro liên quan đến độ tin cậy trong nhà cung cấp vẫn là điểm yếu của thị trường này.

Thị trường thuê ngoài logistics toàn cầu là phân đoạn trên các dịch vụ cơ bản, hình thức vận tải kết hợp với tính chất địa lý tại địa phương. Mỗi dịch vụ trong thị trường này có thể chia ra thành nhiều loại dịch vụ khác nhau như dịch vụ đơn giản, kết hợp, có tư vấn và dịch vụ giá trị gia tăng. Khi phân loại theo hình thức vận tải, các dịch vụ này sẽ được chia thành vận chuyển hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ. Theo tính chất địa lý, chúng ta sẽ có các khu vực bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản, châu Âu, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.

Toàn cầu hóa về tính sẵn có của các sản phẩm, nhu cầu cá nhân hóa từng mặt hàng theo tiêu chuẩn logistics, vận chuyển đúng giờ, linh hoạt trong thời gian vận chuyển, lượng thông tin nghiên cứu khổng lồ và vận chuyển số lượng lớn hiện đang là những xu hướng mới trong ngành trên toàn cầu. Những xu hướng này được đặt ra nhờ vào các tiến bộ về công nghệ mới như theo dõi đơn hàng từ xa và giám sát hàng hóa nhờ vào hệ thống RFID và EDI.

Các nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu lớn sẽ giúp DN thực hiện những quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Những nhà bán lẻ lớn trên thế giới (như Amazon.com) vẫn đang vận dụng các công nghệ mới này để tự quản lý chuỗi cung ứng của mình nhằm tiết kiệm chi phí, thống nhất các hoạt động và chỉ thuê ngoài về dịch vụ vận chuyển đầu cuối. Chuỗi thành công về công nghệ này tiếp tục được các dịch vụ bên thứ ba áp dụng cho khách hàng, dẫn đến chất lượng dịch vụ thuê ngoài ngày càng tăng cao.

Thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang cho chúng ta thấy một sự tăng trưởng ổn định, phù hợp thông qua các đổi mới ở các công ty nhằm thu hút khác hàng tiềm năng. Các công ty cần thay đổi quan điểm hiện tại của họ, từ cung cấp các dịch vụ tích hợp sang những dịch vụ với phạm vi rộng lớn hơn về cả sản phẩm lẫn dịch vụ.

Với sự tập trung phát triển riêng cho khu vực B2C, phạm vi mở rộng của thị trường thuê ngoài logistics sẽ càng rộng hơn đối với các dịch vụ giá trị gia tăng và chuyên ngành.

Thị trường trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy sự tăng trưởng ổn định và phù hợp thông qua các dịch vụ đổi mới của công ty, để thu hút khách hàng kinh tế. Các công ty cần phải thay đổi quan điểm của họ từ các dịch vụ tích hợp để cung cấp phạm vi rộng lớn của các sản phẩm và dịch vụ danh mục đầu tư. Với sự tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực B2C phát triển, phạm vi cho outsourcing logistics sẽ mở rộng đối với các dịch vụ giá trị gia tăng và chuyên ngành.

Tiến Khoa dịch
logasiamag.com