Dệt may là mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam trong năm 2014. Năm 2015 mặt hàng này được kì vọng sẽ “oanh tạc” trên nhiều thị trường bên cạnh những thị trường truyền thống.
Mỹ, EU, Nhật Bản…chuộng hàng dệt may “Made in Việt Nam”
Năm 2014, Việt Nam nhiều mặt hàng xuất khẩu tỷ đô: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy tính và các sản phẩm linh kiện; giày dép; hàng thủy sản; máy móc thiết bị; gỗ; phương tiện vận tải; cà phê…
Theo Tổng Cục hải quan, năm 2014 xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 20,95 tỷ USD, tăng 16,8% tương đương với 3,02 tỷ USD so với năm 2013. So với các mặt hàng xuất khẩu khác, xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ đứng sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đến 99% đến từ các doanh nghiệp FDI trong khi đó xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt chiếm gần nửa kim ngạch xuất khẩu.
Hiện mặt hàng dệt may Việt Nam hiện được cho là đang “làm mưa làm gió” trên nhiều thị trường trong đó Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng dệt may có thương hiệu Việt. Cụ thể, năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu xuất sang Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14,2%. Sắp tới khi Hiệp định TPP được ký kết, với mức thuế suất giảm từ 17% xuống còn từ 0-5%, dệt may được kì vọng sẽ tăng thị phần lớn hơn tại Hoa Kỳ
Tiếp theo, là thị trường EU với giá trị xuất khẩu đạt 3,34 tỷ USD, tăng 22,8%; Nhật Bản đạt 2,62 tỷ USD, tăng 10,3% và Hàn Quốc đạt 2,09 tỷ USD, tăng 27,7% so với năm 2013.
Đây là các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014. Theo dự báo năm 2015 những thị trường này sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam khi hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do như TPP, ASEAN+…đã kí kết và chuẩn bị kí kết.
Thời gian qua, nhận thấy tiềm năng của thị trường dệt may Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác của hai nước gần đây hàng loạt các doanh nghiệp Hàn Quốc đã sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp dệt may kín đơn đặt hàng
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương trong tháng 1/2015, sản lượng sản xuất các sản phẩm dệt may đều tăng so với cùng kỳ, trong đó sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 25,2 triệu m2, tăng 9,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 61 triệu m2, tăng 14,8%; quần áo mặc thường ước đạt 264,7 triệu cái, tăng 3,6%.
Bộ Công Thương cho biết, rất nhiều các doanh nghiệp dệt may đã kín đơn đặt hàng hết quý I/2015, tiêu biểu một số doanh nghiệp đã kín đơn đặt hàng đến giữa năm 2015.
Trong đó lãnh đạo của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) khẳng định đã có đơn hàng kín đến tháng 6/2015. Theo đó năm 2015, tập đoàn này đặt mục tiêu nâng doanh thu lên 55.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020.
Trước đó, ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, dự kiến năm 2015, ngành dệt may có kế hoạch xuất khẩu từ 28-28,5 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo nhd