Mùa tuyển sinh năm 2015 đã đến, các bạn trẻ đang đứng trước sự lựa chọn quan trọng của cuộc đời. Để góp phần “tiếp sức” với các bạn. Mr. Lô sẽ trực tiếp tổng hợp các thông tin hữu ích về ngành Logistics của chúng ta. Với sự tư vấn và thông tin từ các chuyên gia trong ngành Logistics.
PGS-TS Nguyễn Văn Thư – hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM – cung cấp thông tin: hiện nay Việt Nam có hơn 1.500 doanh nghiệp trong ngành logistics nhưng hằng năm mới chỉ khoảng 200 sinh viên ra trường.
Hiện nay khu vực phía Nam có hai trường đào tạo ngành logistics này đó là ĐH Giao thông vận tải TP.HCM và ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM). Các trường ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Ngoại thương (cơ sở 2, TP.HCM) … có đào tạo ngành học này lồng ghép trong các ngành kinh doanh quốc tế, ngoại thương.
Logistics là lĩnh vực tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Quá trình này bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
Sinh viên ngành quản trị logistics và vận tải đa phương thức được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa, bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Logistics cũng được học kiến thức marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
Ngoài ra, còn có các vị trí làm việc khác như các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
Theo Mr. Axel – Giảng viên Logistics của trường Đại học RMIT, với câu hỏi từ Mr. Lô “Điều gì cần phải biết trước khi chọn học ngành Logistics & Supply Chain và những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của ngành này?”. Ông đã chia sẻ như sau:
“Logistics và Chuỗi cung ứng là một ngành học rất tiềm năng trong thời điểm này, với rất nhiều việc làm mới mỗi năm. Việt Nam sẽ sớm tiếp cận một cuộc cách mạng về giải pháp Logistics trên nền điện toán đám mây, góp phần làm ngành này trở nên cực kì sôi động. Tuy nhiên, về bản chất thì ngành Logistics cần cả EQ và IQ… để trở thành một chuyên viên tốt, đòi hỏi cả sự phân tích cũng như điều phối hiệu quả giữa các nhân viên.
Một xu hướng khác cần được để tâm là. Các tổ chức đa quốc gia hiện nay đang tìm cách để cắt giảm chi phí của các chuyên viên quản lý ngoại quốc và một trong những giải pháp chính là sử dụng các chuyên viên từ các nước đang phát triển và huấn luyện họ trở thành một nhà quản lý toàn cầu (vì xét cho cùng, họ hiểu rõ các thách thức vận hành khi phát triển ở một thị trường mới). Với những điều kiện như trên, nghĩa là tầng lớp trẻ từ Việt Nam với kiến thức cũng như kỹ năng của mình, sẽ có những vị trí hàng đầu ở các tập đoàn đa quốc qua trong 10-15 năm nữa.
Đây thật sự là một thời điểm tuyệt vời để trở thành một Sinh viên Logistics/ Supply chain tại Việt Nam!”
Ngoài ra, Một thạc sĩ chuyên ngành Supply Chain Management, tại Melbourne, Úc đã chia sẻ:
Về nước năm ngoái, Logistics và supply chain mà một lĩnh vực thật tuyệt vời để học, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp. Bạn có thể hiểu được trước khi đến tay người tiêu dùng, sản phẩm phải trải qua những khâu nào, cách thức luân chuyển hàng hóa, thông tin, bao gồm các hoạt động logistics phụ trợ để hỗ trợ tốt nhất cho người tiêu dùng, Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là bảo đảm giá trị sẽ được thêm vào sản phẩm qua tất cả các khâu, đồng thời đảm bảo chi phí cho các hoạt động logistics phải ở mức thấp nhất.
Về việc làm, đây thật sự là ngành ko sợ thất nghiệp, bạn có thể làm tất cả các khâu: Operations, Production, Warehousing, thậm chí là CRM (Customer Relationship Management), trong tất cả các ngành, từ sản xuất cho tới dịch vụ, bao gồm luôn bán lẻ (điển hình là Wal-Mart, đây là chuỗi cung ứng điển hình cho ngành bán lẻ).
Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết, thực tế là, VN chưa có 1 chuỗi liên kết chặt chẽ với nhau như những gì có trên sách vở, vì vậy bạn có thể làm 1 trong số các lĩnh vực logistics như vận tải, kho, khai thuê hải quan…
Về trường học thì bạn có thể chọn ngành “Kinh tế đối ngoại” thuộc Khoa Kinh tế – ĐHQG TPHCM (mã ngành 402). Đây cũng là trường học trước đây của tôi, chất lượng khá ổn so với mặt bằng chung với điểm chuẩn cũng không cao.
…
ĐỌC TIẾP BÀI VIẾT TỔNG QUAN TUYỂN SINH NGÀNH LOGISTICS 2016
Logistics4VN Tổng hợp.