Theo đó, châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khởi đầu cho xuất khẩu thế giới tăng gấp 4 lần, đạt mức 68.500 tỷ USD vào năm 2050.
Theo bản báo cáo, thương mại nội vùng chính là động lực đưa tỷ lệ thương mại của châu Á trong thương mại toàn cầu từ mức 17% hiện tại đạt mức 27% vào năm 2050. Mức tăng này cũng đánh dấu làn sóng toàn cầu hóa thứ ba với yếu tố chính thúc đẩy là công nghệ mới và sự hội nhập kinh tế gia tăng.
Bản báo cáo xác định, thương mại thế giới đang bước vào làn sóng phát triển thứ ba (từ năm 2015 đến 2050). Phần đóng góp của châu Á Thái Bình Dương trong xuất khẩu toàn cầu được dự báo tăng từ khoảng một phần ba trong năm 2015 lên 46% vào năm 2050. Phần của Tây Âu sẽ giảm từ 34% xuống còn 22%, và Bắc Mỹ giảm từ 11% xuống 9%.
Đặc biệt, trong làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ mười của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ USD, bên cạnh các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Trung Quốc sẽ tăng cường vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của thế giới, với ảnh hưởng gia tăng tại châu Á. Ấn Độ cũng sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh và được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc. Báo cáo kỳ vọng tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa thương mại từ Ấn Độ sẽ đạt trung bình 6% một năm trong giai đoạn 2025–2050, so với mức chưa tới 5% một năm của Trung Quốc.
Bản báo cáo cũng xác định 4 làn gió thương mại sẽ thúc đẩy cơ hội cho các nhà lãnh đạo kinh doanh hiện tại và trong tương lai: tốc độ phát triển của công nghiệp hóa và sự dịch chuyển sang phục vụ hàng loạt theo nhu cầu; Giá vận chuyển và dịch vụ hậu cần giảm; Chính sách thương mại ngày càng tự do hóa và sự trỗi dậy của những mô hình kinh doanh linh hoạt.
Cũng theo báo cáo, trong vòng 35 năm nữa, 4 làn gió thương mại sẽ tiếp tục thúc đẩy sáng tạo và tư duy mới nhằm giúp các công ty phát triển và cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu ngày càng biến động và phát triển nhanh.